Tâm lý mẹ chồng nàng dâu luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm trong các mối quan hệ gia đình. Sự mâu thuẫn của họ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như sự khác biệt về quan điểm sống, hoàn cảnh gia đình hai bên

WAODATE

Tâm lý mẹ chồng nàng dâu luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm trong các mối quan hệ gia đình. Sự mâu thuẫn của họ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như sự khác biệt về quan điểm sống, hoàn cảnh gia đình hai bên hay cách thức nuôi dạy con cái,.... Để duy trì một gia đình hòa thuận, việc hiểu rõ tâm lý của mẹ chồng và nàng dâu, cùng với các cách thức giải quyết mâu thuẫn rất quan trọng. Theo dõi bài viết sau để được các chuyên gia tư vấn tâm lý chia sẻ chi tiết nhất.

Nguyên nhân khiến tâm lý mẹ chồng nàng dâu mâu thuẫn

Quan niệm khác biệt

Theo các chuyên gia tư vấn tình yêu, sự khác biệt quan niệm giữa hai thế hệ là nguyên nhân chính khiến mâu thuẫn mẹ chồng và nàng dâu trở nên căng thẳng. Trước đây, phụ nữ được coi là người đảm nhận toàn bộ việc nhà, chăm sóc bố mẹ và con cái, trong khi nam giới tập trung vào việc kiếm tiền và nuôi sống gia đình.

Tuy nhiên, ngày nay vai trò của phụ nữ đã thay đổi. Họ không chỉ học tập, làm việc mà còn đóng góp vào kinh tế gia đình. Vì thế, việc cả hai vợ chồng cùng nhau chia sẻ việc nhà đã trở thành điều bình thường. Dù vậy, với những người có tư duy lạc hậu, việc đàn ông tham gia bếp núc hay quét dọn vẫn bị coi là không thể chấp nhận, dẫn đến những mâu thuẫn dai dẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Hoàn cảnh gia đình không tương xứng

Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu có thể bắt nguồn từ sự khác biệt về hoàn cảnh giữa hai gia đình. Dù xã hội ngày nay đã có tư tưởng cởi mở hơn, quan niệm “môn đăng hộ đối” vẫn phần nào ảnh hưởng đến mối quan hệ này.

Một tình huống phổ biến là khi gia đình con dâu không khá giả, nhiều mẹ chồng dễ nảy sinh suy nghĩ rằng con dâu kết hôn vì tiền bạc. Ngược lại, nếu gia đình con dâu quá giàu có, mẹ chồng có thể cảm thấy con dâu thiếu tôn trọng nhà chồng, không chăm lo chu đáo do được nuông chiều từ nhỏ. Dù thời đại có hiện đại đến đâu, sự chênh lệch về hoàn cảnh giữa hai gia đình vẫn là nguồn gốc tiềm ẩn của mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu.

Mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng

Một nguyên nhân khác dẫn đến mâu thuẫn mẹ chồng và nàng dâu là việc mẹ chồng  can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của con cái. Nhiều mẹ chồng thường tự ý đưa ra quyết định thay con cái trong các vấn đề quan trọng như kế hoạch lễ cưới, trang trí phòng tân hôn, thời điểm sinh con hay quản lý tài chính gia đình.

Tuy nhiên, các cặp đôi hiện đại thường mong muốn được sống độc lập và tự đưa ra quyết định trong cuộc sống vợ chồng. Sự can thiệp thái quá này không chỉ làm giảm quyền tự chủ của các con mà còn dễ dàng trở thành mồi lửa nhen nhóm mâu thuẫn không đáng.

Khác biệt về cách nuôi dạy trẻ

Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng có thể phát sinh từ những khác biệt trong cách nuôi dạy trẻ. Mẹ chồng thường áp dụng kinh nghiệm và quan niệm dân gian để chăm sóc con cái. Tuy nhiên, nhiều quan niệm này lại không còn phù hợp với thực tế và thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Ngược lại, nàng dâu muốn chăm sóc con theo những phương pháp hiện đại hơn. Khi mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cách nuôi dạy, mâu thuẫn và tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Nếu hai bên không thể thống nhất về cách chăm sóc trẻ, sự hòa thuận giữa mẹ chồng và nàng dâu sẽ khó duy trì.

Người chồng không biết cách dung hoà

Người chồng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giúp mẹ chồng cùng nàng dâu thấu hiểu nhau hơn. Với cách cư xử khéo léo và tinh tế, anh ta hoàn toàn có thể hóa giải mọi mâu thuẫn giữa hai bên.

Ngược lại, nếu người chồng thiếu sự thấu hiểu và không biết xử lý tình huống, mâu thuẫn có thể ngày càng căng thẳng, thậm chí anh ta sẽ phải đối mặt với việc lựa chọn giữa mẹ và vợ.

Cách hoá giải tâm lý mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu

Để hoá giải tâm lý mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu, có thể áp dụng các cách sau:

Đối với mẹ chồng

  • Lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của nàng dâu. Thay vì áp đặt quan điểm riêng, bà có thể chia sẻ ý kiến một cách nhẹ nhàng và tạo cơ hội cho nàng dâu thể hiện quan điểm của mình.
  • Tôn trọng quyền tự quyết trong việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái của nàng dâu. Đừng can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của họ, để nàng dâu có không gian phát triển và thể hiện bản thân.

Đối với nàng dâu

  • Thay vì phản ứng gay gắt, hãy trò chuyện nhẹ nhàng, tránh gây căng thẳng, đồng thời thấu hiểu và cảm thông với những lo lắng của mẹ chồng.
  • Mở lòng và chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của mình với mẹ chồng để bà có thể hiểu hơn về nhu cầu và quan điểm của mình.

Vai trò của người chồng

  • Làm cầu nối trung gian cho mẹ chồng và nàng dâu. Người chồng nên lắng nghe và truyền đạt cảm xúc của cả hai bên một cách khéo léo để giúp họ hiểu nhau hơn.
  • Cần thể hiện sự công bằng, không nghiêng về bên nào để giải quyết các mâu thuẫn một cách hợp lý. Đồng thời, người chồng phải đảm bảo rằng cả mẹ và vợ đều cảm thấy được tôn trọng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có góc nhìn sâu về tâm lý mẹ chồng nàng dâu, từ nguyên nhân gây mâu thuẫn cho đến cách hóa giải. Nếu gia đình bạn cũng đang trong tình trạng này, đừng bỏ lỡ cơ hội kết nối với các chuyên gia tâm lý của Askany để được tư vấn và cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất nhé!